top-title

Muốn lãnh đạo thành công - Hãy thử thay giọng nói

2017-04-11 04:37:09

Một bí quyết được các diễn giả thành công sử dụng để diễn đạt cảm xúc của họ về chủ đề và duy trì sự chú ý của khán giả chính là sử dụng nhiều tông giọng khác nhau.

>>5 giây thay đổi, cải thiện 90% hiệu suất

 
Ngôn ngữ cử chỉ và tông giọng nói phản ánh cách chúng ta cảm nhận về điều ta đang nói. Để trở nên thuyết phục hơn khi thuyết trình, bạn cần chú ý đến cách sử dụng giọng nói của mình. Đa dạng hóa các tông giọng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến người khác. Bạn có thể thay đổi một cách có chiến thuật trong việc nhấn mạnh ý chính, diễn tả niềm tin mạnh mẽ của bạn vào điều đang trình bày, và nêu rõ các kêu gọi hành động.
 
 
Có ba yếu tố giúp bạn kiểm soát sự chú ý, gắn kết và tương tác với người nghe: Âm lượng (to hay nhỏ), tông giọng (cao hay thấp), tốc độ (nhanh hay chậm). Bạn có thể linh hoạt kết hợp các yếu tố này để đạt được một giọng nói cuốn hút khi trình bày ý tưởng. Đây là ba gợi ý để bạn bắt đầu thực hành:

1. Bắt đầu bằng một câu
 
Hãy nghĩ đến một câu nói bạn gặp khó khăn khi diễn đạt. Ghi âm lại giọng nói của bạn với câu đó và lắng nghe. Ví dụ, phụ nữ đôi khi nói với tông cao. Hãy chú ý những khi Margaret Thatcher, nguyên Thủ tướng Anh hạ thấp giọng khi trình bày.
 
Hoặc có thể bạn thường nói rất nhanh mỗi khi hồi hộp, nhất là những lúc trình bày trước đông người. Đầu tiên, hãy xác định một vấn đề nổi bật bạn thường gặp. Tập làm điều ngược lại như hạ thấp tông giọng hay nói chậm lại. Khi bạn có thể kiểm soát được vấn đề này, hãy tiếp tục luyện tập để khắc phục các điểm yếu tiếp theo.
 
 
2. Đừng suy nghĩ quá nhiều
 
Đầu tiên, hãy thử thay đổi âm lượng, tông hoặc tốc độ trong từng câu nói. Đừng quá mất thời gian để suy nghĩ. Chọn yếu tố nào để bắt đầu không quan trọng. Quan trọng là bạn cần chú ý đến cách dùng giọng nói để "đánh thức" bài nói chuyện và cả khán giả của bạn.
 
Các bài trình bày của Hans Rosling trên TED là những gợi ý hữu ích để bạn tham khảo. Hãy xem cách Rosling biến hóa những cụm từ để gia tăng sự chú ý và tương tác của khán giả.
 
3. Đưa giai điệu vào
 
Cách thứ ba là thực tập bằng một giai điệu quen thuộc với bạn. Điều này sẽ giúp bạn thoát ra khỏi các nội dung thường nhật để tập trung vào cách bạn phát âm câu từ, mỗi khi bạn thay đổi chất giọng của mình.
 
Hãy thử nói to một câu có vần điệu bằng 6 cách khác nhau và để ý sự khác biệt giữa các cách nói. Cảm nhận cách bạn phát âm và cảm xúc các câu từ mang đến cho bạn khi bạn nói. Sau đó, tiếp tục thực hành tương tự với việc giảm âm lượng. Khi muốn người khác chú ý vào điều bạn đang nói, đừng chỉ quan tâm đến việc ngắt câu. Hãy thuần thục các cách kết hợp ba yếu tố âm lượng, tông giọng và tốc độ. Khi đó, người nghe sẽ bị bạn cuốn hút.
 
Sưu tầm
 
top-title

TIN TỨC KHÁC

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

2018-10-11 10:57:11

Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng.

 Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

2018-10-09 10:11:32

Theo Liz Kislik, một chuyên gia về giải pháp cho các xung đột ở công sở thì các nhân viên hạng B thường ít quan tâm đến “cái tôi” hơn, làm việc hết mình để hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp...

 Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

2018-10-08 07:34:51

Khi công việc và những ồn ào ở văn phòng trở nên quá sức chịu đựng đối với bạn, âm nhạc có thể là cứu cánh. Nhưng chọn nhạc để nghe ở văn phòng không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học.