top-title

Lỗi thường gặp trong tuyển dụng nhân sự

2015-04-23 15:09:38

Tuyển dụng nhân sự là một việc cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng (NTD) chưa thật sự hiểu rõ tầm quan trọng này và thường mắc những lỗi rất đáng tiếc. Sau đây là những lỗi mà các NTD thường gặp trong quá trình tuyển dụng.

>> Vì sao bạn thua trong cuộc chiến giữ nhân tài?

 

1. Không nghiên cứu hồ sơ ứng viên cẩn thận


Sẽ thật sai lầm nếu bạn cho rằng tất cả những gì ứng viên liệt kê trong hồ sơ đều là sự thật. Để kiểm tra tính trung thực của ứng viên trước khi quyết định tiếp cận họ và phỏng vấn, bạn có rất nhiều cách như: điện thoại hoặc viết thư cho người quản lý trước đây của ứng viên, yêu cầu xem bảng lương, hoặc nhờ một công ty khác điều tra về ứng viên… Tất cả những thao tác này sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất.



2. Quá xem trọng bằng cấp


Bạn có biết xu hướng tuyển dụng hiện nay là chỉ cần “lửa” chứ không phải là bằng cấp? Trên thực tế, nhiều NTD đã quen đánh giá ứng viên bằng cách đếm số lượng bằng cấp mà họ đính kèm trong hồ sơ. Nhưng bạn nhớ nhé, một số ứng viên có “bề dày” bằng cấp thường là những ứng viên thiếu kinh nghiệm thực tế vì họ phải dành phần lớn thời gian cho việc học hành.

Còn các NTD chuyên nghiệp thường nhìn vào thành tích cá nhân, những lợi ích mà ứng viên mang về cho công ty trước đây để đánh giá và cân nhắc, hơn là tốn thời gian xem họ đạt được bao nhiêu chứng chỉ. Tuy nhiên, với một số lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao thì bằng cấp đóng vai trò rất quan trọng, chứng tỏ ứng viên đủ trình độ để đảm nhiệm yêu cầu công việc.

3. Tuyển dụng kiểu “lấp chỗ trống”


Một nhân viên bất ngờ nghỉ việc cũng giống như sự thiếu hụt một mắt xích trong dây chuyền đang vận hành, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng không nên vì thế mà bạn hấp tấp tìm ngay một nhân viên mới thế chỗ. Những nhân viên được tuyển gấp có thể chưa hội đủ kỹ năng mà công việc đòi hỏi. Hãy dành thời gian tìm càng nhiều ứng viên phù hợp với công việc càng tốt và chủ động lựa chọn một ứng viên thích hợp nhất cho vị trí trống.

4. Hứa suông


Thật sai lầm nếu NTD hứa hẹn quá nhiều với ứng viên lúc tuyển dụng mà sau này không thực hiện được. Điều đó không chỉ khiến cho ứng viên bất mãn mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Đặc biệt, những tin đồn đãi về những lời hứa suông đó sẽ lan đi rất nhanh, theo cấp số nhân. Vì vậy, hãy thận trọng khi đưa ra lời hứa, trả lời dứt khoát những gì bạn có thể và không thể đáp ứng đối với yêu cầu của ứng viên.

5. Thiếu chuyên nghiệp trong phỏng vấn


Việc đặt ra những câu hỏi giúp NTD hiểu rõ khả năng thực sự của ứng viên để quyết định chọn ứng viên thích hợp là kỹ năng không phải NTD nào cũng có. Để ứng viên bộc lộ tính cách, khả năng, sự hiểu biết … của mình, bạn cần phải khéo léo hướng cuộc phỏng vấn thành cuộc đối thoại hai chiều, qua đó bạn tìm hiểu và đánh giá được năng lực thật sự của ứng viên.

Hơn nữa, sự thiếu chuyên nghiệp trong phỏng vấn sẽ làm cho các ứng viên giỏi thất vọng và rút lui vì họ không thể hiện được bản thân một cách đầy đủ nhất.

6. Viết bảng mô tả công việc không đầy đủ


Viết bảng mô tả yêu cầu công việc đóng vai trò rất quan trọng. Vì với những thông tin không đầy đủ của NTD, các ứng viên sẽ tự hỏi liệu mình có đáp ứng những yêu cầu tuyển dụng không. Đặc biệt, viết bảng mô tả công việc thật chi tiết sẽ giúp NTD dễ dàng chọn ra ứng viên sáng giá và phù hợp với vị trí cần tuyển. Nếu công việc cần tinh thần đồng đội thì không thể tuyển ứng viên có khả năng làm việc độc lập - tính tự chủ cao và ngược lại. Ví dụ cần tuyển một nhân viên PR thì ứng viên không thể là một người khép kín và rụt rè, còn tuyển nhân viên bán hàng thì cần người linh lợi và hoạt bát.

 

Theo Vietnamworks

top-title

TIN TỨC KHÁC

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

2018-10-11 10:57:11

Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng.

 Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

2018-10-09 10:11:32

Theo Liz Kislik, một chuyên gia về giải pháp cho các xung đột ở công sở thì các nhân viên hạng B thường ít quan tâm đến “cái tôi” hơn, làm việc hết mình để hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp...

 Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

2018-10-08 07:34:51

Khi công việc và những ồn ào ở văn phòng trở nên quá sức chịu đựng đối với bạn, âm nhạc có thể là cứu cánh. Nhưng chọn nhạc để nghe ở văn phòng không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học.