top-title

7 thói quen giúp “sống sót” với chính trị nơi công sở

2016-01-25 04:29:07

Làm thế nào để vượt qua và sống “hòa bình” khi mâu thuẫn, chính trị nơi công sở xảy ra? Đừng lo lắng. Với 7 bí kíp trong bài, bạn sẽ dễ dàng làm chủ tình hình.

>> Bắt tay không hề đơn giản

 

Chính trị nơi công sở là điều cấm kỵ đối với một số người. Hiểu theo cách đơn giản, chính trị nơi công sở là sự khác biệt trong quan điểm, ý kiến, và sở thích giữa mọi người tại nơi làm. Tất cả đều bắt nguồn từ mối quan hệ và cách giao tiếp giữa người với người.

 

 

Nghe có một chút đáng sợ, nhưng bạn không phải lo lắng chuyện này. 7 thói quen dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó và “sống vui” nơi công sở:

 

Thói quen 1: Nhớ là bạn được quyền lựa chọn

 

Phản ứng thường gặp nhất khi có biến cố là đối diện hoặc né tránh. Đó là bản năng sinh tồn của con người khi săn bắt hái lượm thời tiền sử. Nếu xem văn phòng là nơi được hành xử theo bản năng, bạn không những không chiến thắng, mà còn khó đạt được mục tiêu; nếu bạn nhắm mắt làm ngơ, họ sẽ cho rằng bạn là người dễ dụ. Cả hai cách này đều không có lợi cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn.

 

Để chiến thắng, bạn phải khéo léo ứng xử theo từng tình huống. Hãy nhớ dù tình hình có tệ ra sao, bạn luôn có quyền lựa chọn cách phản ứng lại. Bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Hãy đọc ý tiếp theo!

 

Thói quen 2: Biết rõ điều bạn muốn

 

Mâu thuẫn rất dễ cuốn bạn vào cái nhìn phiến diện và chỉ tập trung vào những điểm khác biệt tức thời. Khả năng cao là bạn sẽ chuốc lấy sự phản đối khi chỉ soi vào sự khác biệt trong suy nghĩ của mọi người.

 

Một cách hạ nhiệt tình thế mà không làm bạn mang vẻ háo thắng là tập trung vào mục tiêu của công việc. Hãy xem điều gì là tốt nhất cho công việc, thảo luận ưu – khuyết điểm của từng lựa chọn. Ai cũng muốn công việc thành công, nếu không thì cũng chẳng có ai chiến thắng. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mỗi người nhường một bước và chia nhau “một phần bánh nhỏ” khi lựa chọn phương án tốt nhất. Với cách này, bạn sẽ học được cách tạo dựng hình ảnh một nhân viên cố gắng thực hiện tốt công việc. Sếp sẽ đánh giá bạn là người chững chạc và tin tưởng giao các công việc quan trọng hơn cho bạn.

 

Thói quen 3: Tập trung vào tầm ảnh hưởng của bạn

 

Tại công ty, có những việc chúng ta khó kiểm soát được như là chính sách công ty, đòi hỏi từ khách hàng hay mệnh lệnh của sếp. Tức giận và phàn nàn là phản ứng thông thường đối với việc mà ta không thể kiểm soát. Nhưng hãy nghĩ xem, những cảm xúc tức thời có giải quyết vấn đề không? Trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời là không.

 

Thay vì bực bội, hãy tập trung vào những việc trong khả năng của bạn để tác động đến tình thế – còn gọi là tầm ảnh hưởng của bạn. Đây là một kỹ năng đầy hiệu quả để vượt qua tâm trạng rối bời, và tạo dựng hình ảnh một nhân viên xử lý công việc tốt trong những lúc khó khăn. Có thể bạn không thể thay đổi hay quyết định được kết quả cuối cùng, nhưng bạn cũng đã nỗ lực hết mình; sếp cũng sẽ thấy bạn là người luôn hiểu chuyện và lạc quan.

 

Thói quen 4: Không đứng về bên nào cả

 

Đôi khi bạn phải đứng giữa hai thế lực đối chọi nhau nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ. Bạn không thể khiến họ đồng thuận về một quyết định chung cho dự án. Không ai trong số họ muốn nhận trách nhiệm khi có vấn đề, vì họ lo lắng khả năng sẽ bị chơi xấu sau lưng.

 

Trong trường hợp đó, hãy tập trung vào mục tiêu công việc, đừng đứng bên phe nào cả, dù có thể bạn thích một bên hơn. Hãy mời tất cả các bên cùng tham gia trao đổi. Bằng cách đứng giữa, bạn sẽ hướng mọi người vào việc tập trung giải quyết vấn đề, đạt mục tiêu chung của công việc và tạo dựng lòng tin với cả hai bên.

 

Thói quen 5: Đừng dễ giận

 

Có những lúc bạn tức giận đồng nghiệp và muốn cho họ một bài học ra trò. Nhưng đừng làm thế. Con người có xu hướng nhớ rõ những lần họ bị bẽ mặt và tổn thương. Dù thắng cuộc tranh cãi và cảm thấy hả hê ngay lúc đó, bạn sẽ trả giá đắt sau này khi cần sự giúp đỡ từ họ. Gieo gió sẽ gặt bão.

 

Một lí do nữa để bạn kìm chế cơn nóng giận đó là vì tương lai sự nghiệp của bạn. Các công ty thường tham khảo ý kiến của nhiều người trước khi thăng chức một nhân viên. Dù bạn là một nhân viên giỏi, sếp vẫn phải đấu tranh nếu lỡ có các sếp hoặc đồng nghiệp khác cho rằng khó làm việc chung với bạn. Bạn không muốn sếp rơi vào tình huống khó xử khi đề bạt bạn đúng không?

 

Thói quen 6: Tìm cách để hiểu vấn đề, trước khi muốn được thông cảm

 

Lí do mọi người cảm thấy bất công là vì họ thấy bị hiểu lầm. Theo bản năng, chúng ta thích người khác hiểu mình hơn là cố gắng hiểu họ trước. Các nhà lãnh đạo cấp cao đã học cách cân bằng vấn đề này. Thấu hiểu là một kỹ năng để giảm bớt “quân thù”. Khi đối phương thấy bạn hiểu họ, họ sẽ bớt phản kháng và dần cởi mở để hiểu bạn. Từ đó sẽ có cơ hội thảo luận mở để tìm ra giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Nếu không tin tưởng nhau mà lại nghi ngờ quá nhiều sẽ rất khó có đáp án chung.

 

Thói quen 7: Suy nghĩ theo hướng đôi bên cùng có lợi

 

Học cách suy nghĩ “làm thế nào để cả hai chúng ta đều thắng trong tình huống này”, bạn sẽ hiểu đối phương nghĩ gì và cần gì; tiếp theo là nghĩ bạn muốn gì. Cố gắng tìm ra hướng giải quyết mà cả đôi bên đều chấp nhận và có lợi. Như thế mới đảm bảo mọi người đều đồng ý với phương án chung và không nói suông cho qua.

 

Con người không ai muốn thua cả. Bạn có thể theo chiến thuật thắng – thua một hai lần, nhưng rồi bạn sẽ nhanh chóng nhận ra bạn đơn phương độc mã nơi làm làm việc. Suy nghĩ cho cả hai phía là một chiến lược đảm bảo tìm được đồng minh và hiệu quả lâu dài.

 

Theo VietnamWorks

top-title

TIN TỨC KHÁC

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

2018-10-11 10:57:11

Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng.

 Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

2018-10-09 10:11:32

Theo Liz Kislik, một chuyên gia về giải pháp cho các xung đột ở công sở thì các nhân viên hạng B thường ít quan tâm đến “cái tôi” hơn, làm việc hết mình để hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp...

 Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

2018-10-08 07:34:51

Khi công việc và những ồn ào ở văn phòng trở nên quá sức chịu đựng đối với bạn, âm nhạc có thể là cứu cánh. Nhưng chọn nhạc để nghe ở văn phòng không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học.