top-title

10 điều nhân viên hay phàn nàn

2016-04-25 04:35:05

Từ quyền lợi cho đến những điều kiện vật chất như văn phòng, trang thiết bị,…bất cứ một vấn đề nào cũng có thể trở thành lý do than phiền của nhân viên.

>> 3 cách giúp CEO thoát khỏi khó khăn

 

Nỗ lực trở thành nơi làm việc tốt nhất một cách lý tưởng xem ra khó khả thi bởi thực tế cho thấy nhân viên luôn có những thứ để phàn nàn. Từ quyền lợi cho đến những điều kiện vật chất như văn phòng, trang thiết bị,…bất cứ một vấn đề nào cũng có thể trở thành lý do than phiền của nhân viên.

 

10-dieu-nhan-vien-hay-phan-nan

 

1. Lương không cạnh tranh

 

Từ nhiều cuộc khảo sát, lương luôn là yếu tố phàn nàn nhiều nhất. Thấp hơn so với thị trường, không canh trạnh so với các công ty khác, hay lương của phòng ban khác cao hơn,… có nhiều nguồn khác nhau mà nhân viên (nhất là những người trẻ và có tâm lý ảo tưởng sức mạnh) thường dựa vào đó mà so sánh và phàn nàn.

 

2. Sếp/ban lãnh đạo yếu kém

 

Trình độ năng lực không xuất sắc, phong cách lãnh đạo không hiệu quả, thiếu giao tiếp là những chủ đề phàn nàn ở bất cứ công ty hay tổ chức nào. Nếu bạn đang là sếp, đừng ngạc nhiên nếu biết nhân viên nào đó trong công ty không thích bạn.

 

3. Đồng nghiệp không tử tế

 

Xảy ra mẫu thuẫn hay xung đột giữa các đồng nghiệp (cùng hoặc khác phòng ban) là điều không thể tránh khỏi. Trong một tập thể, hiển nhiên không thể hy vọng tất cả có chung kiểu tính cách, quan điểm và cách hành xử.

 

4. Chính trị nơi công sở

 

Đây có lẽ là điều ngán ngẩm nhất với nhân viên. Trong một số trường hợp, chính trị công sở nếu trầm trọng có thể là nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ tổ chức.

 

5. Khối lượng công việc quá tải

 

Hệ quả từ điều số 1, nhân viên dễ cảm thấy khối lượng công việc của mình quá nhiều khi họ cho rằng mức lương công ty chi trả không cạnh tranh, không tương xứng với khối lượng công việc đang đảm đương.

 

6. Văn phòng quá ồn

 

Xu hướng văn phòng mở cho phép nhân viên thoải mái giao tiếp và trao đổi. Tuy nhiên, mặt trái là dẫn đến những phàn nàn về sự riêng tư, tiếng ồn gây mất tập trung và làm giảm hiệu quả công việc.

 

7. Điều kiện vật chất không được đáp ứng tốt nhất

 

Máy tính hỏng, internet chậm, email nội bộ gặp trục trặc, nhiệt độ văn phòng quá lạnh/nóng, văn phòng phẩm không cung cấp kịp thời,…có vô số những chuyện nhỏ trở thành to nếu đó là bức xúc chung của nhiều nhân viên.

 

8. Yêu cầu công việc 24/7

 

Rất nhiều nhân viên cảm thấy áp lực khi sếp gửi email lúc 6h chiều thứ 6 và yêu cầu gửi lại báo cáo/đề xuất vào sáng sớm thứ 7. Thường xảy ra ở những công ty ngành dịch vụ khi yêu cầu khách hàng bất kể giờ giấc phải được ưu tiên và đáp ứng sớm nhất có thể. Những yêu cầu công việc 24/7 khiến nhân viên không còn thời gian cho bản thân và gia đình.

 

9. Những thay đổi trong tổ chức

 

Đối với nhiều nhân viên, những thay đổi về cấu trúc phòng ban, bổ nhiệm lãnh đạo mới hay đổi mới quy trình, cách thức làm việc khiến họ cảm thấy bất an về công việc hiện tại và tương lai. Không phải ai cũng hào hứng đón nhận những đổi mới, đặc biệt những nhân viên có thâm niên cao và đã quen với cách làm việc cũ của mình.

 

10. Thiếu thông tin về các chính sách quyền lợi

 

“Trong trường hợp nào tôi được bảo hiểm của công ty chi trả? Tôi có những quyền lợi gì khi thôi việc? Nếu tôi khám ở bệnh viện X thì bảo hiểm chi trả bao nhiêu %?…” Rất nhiều công ty thường bỏ qua việc phổ biến những chính sách quyền lợi cho nhân viên hoặc giải thích một cách sơ sài. Hệ quả là nhân viên thường bối rối và không đánh giá được những lợi ích khi làm việc cho công ty.

 

Sưu tầm

top-title

TIN TỨC KHÁC

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

2018-10-11 10:57:11

Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng.

 Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

2018-10-09 10:11:32

Theo Liz Kislik, một chuyên gia về giải pháp cho các xung đột ở công sở thì các nhân viên hạng B thường ít quan tâm đến “cái tôi” hơn, làm việc hết mình để hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp...

 Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

2018-10-08 07:34:51

Khi công việc và những ồn ào ở văn phòng trở nên quá sức chịu đựng đối với bạn, âm nhạc có thể là cứu cánh. Nhưng chọn nhạc để nghe ở văn phòng không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học.