top-title

Cho đi - “Bản năng gốc” để thành công

2015-01-22 10:45:09

Những doanh nhất giỏi nhất, thành công nhất là những người luôn sẵn lòng cho đi và hết mình giúp đỡ những người khác đạt được thành công. Họ không bao giờ đặt câu hỏi “Thế phần của tôi đâu” khi giúp người khác trở nên giàu có.

 

>> 3 điều sếp giỏi không bao giờ nói

 

Có những người cố gắng tiến lên phía trước bằng cách lợi dụng những người khác. Vấn đề của họ là khi mọi thứ trở nên khó khăn, hiếm có ai sẵn sàng giúp đỡ họ. Ngược lại, những người “cho đi” trong kinh doanh có thể tận hưởng một sự nghiệp cá nhân mỹ mãn ngay cả khi trước mắt họ có thể để mất đi thứ gì đó.

 

cho-di-ban-nang-goc-de-thanh-cong

 

Có ba lý do tại sao bản năng cho đi lại đem lại thành công:

 

• Những người trao đi tạo ra mối quan hệ vững chắc hơn với những người khác, những mối quan hệ đó có thể giúp họ bán hàng, tiếp thị, giao dịch và thu hút khách hàng.

 

• Giúp đỡ những người khác sẽ tạo ra động lực và cho họ năng lượng để “làm việc chăm chỉ hơn, lâu hơn và thông minh hơn”.

 

• Khi bạn tình nguyện giúp đỡ, bạn học được những kỹ năng mới giúp tạo dựng thế mạnh và kiến thức chuyên môn.

 

Cho đi là một tính cách mà bạn có thể phát triển và học cách sử dụng nó tốt hơn để phục vụ cho lợi ích của những người khác và của chính bản thân bạn, dù bạn đang là nhân viên hay là sếp. Dưới đây là ba cách để bạn thực hiện điều đó:

 

Hiểu biết mọi người (và những công việc họ đang làm) ở cấp thấp nhất trong công ty bạn

 

Chẳng có gì là mất giá khi làm những công việc được coi là tầm thường nhất trong một công ty. Nếu bạn là sếp và có nhân viên nào đó bỏ việc, bạn sẽ làm gì? Than thở trên mạng xã hội hay xắn tay áo lên và làm những việc cần phải làm? Những người không hiểu tất cả các công việc của một công ty sẽ không biết cách quản lý vì họ thực sự không hiểu để công ty vận hành được thì cần những gì. Nếu bạn là sếp, bạn không nhất thiết phải giúp người lao công quét sàn, nhưng bạn cần quan tâm tới công việc và người đó, đồng thời tìm cách giúp họ có kinh nghiệm tốt hơn và thành công hơn trong công việc.

 

Giúp người khác giàu có mà không hỏi “Thế phần của tôi đâu?”

 

Hãy giúp đỡ người khác bằng trái tim thánh thiện.  Khi việc bạn làm có tính chất có đi có lại, bạn đã để mất đi hầu như tất cả lợi ích vì bạn không còn mối liên hệ đúng đắn với những việc bạn đang làm. Thay vì học hỏi, xây dựng năng lực và sự hiểu biết của mình, bạn bị xao lãng bởi việc tìm kiếm phần thưởng cho riêng mình và để lỡ những gì lẽ ra bạn được nhận.

 

Đặt quyền lợi của mọi người lên trước

 

Tôi vẫn còn nhớ những năm điều hành một doanh nghiệp nhỏ trước đây. Tiền bạc còn eo hẹp, nên khi có tiền, nhân viên và các nhà đầu tư sẽ nhận được tiền trước tiên. Tôi nhận phần còn lại. Làm doanh nghiệp là vậy. Bạn làm chủ công ty và vì vậy bạn sẽ là người cuối cùng nhận phần rủi ro cũng như phần thưởng.

 

Tương tự như vậy, nếu bạn là sếp, quyền lợi của những người khác - nhân viên, khách hàng, đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp - sẽ được đặt lên trước sự thoải mái và sở thích của bạn. Hãy đảm bảo quyền lợi của mọi người trước tiên và rồi bạn sẽ nhận lại được gấp nhiều lần. Tôi không biết tại sao việc này lại hiệu quả đến vậy. Có lẽ là vì nếu làm vậy, bạn sẽ không bao giờ tạo ra một đội quân toàn những người giận dữ, chờ đợi đến ngày tàn của bạn.

 

Sưu tầm

 

top-title

TIN TỨC KHÁC

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

Vứt bỏ 4 thứ sau để nội tâm trở nên mạnh mẽ đến gần thành công

2018-10-11 10:57:11

Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng.

 Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

Động viên và giữ lại những nhân viên “hạng B”

2018-10-09 10:11:32

Theo Liz Kislik, một chuyên gia về giải pháp cho các xung đột ở công sở thì các nhân viên hạng B thường ít quan tâm đến “cái tôi” hơn, làm việc hết mình để hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp cũng như bảo vệ uy tín của doanh nghiệp...

 Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

Nghe nhạc khi làm việc ảnh hưởng thế nào đến não bộ của bạn?

2018-10-08 07:34:51

Khi công việc và những ồn ào ở văn phòng trở nên quá sức chịu đựng đối với bạn, âm nhạc có thể là cứu cánh. Nhưng chọn nhạc để nghe ở văn phòng không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học.